“CHƯA BAO GIỜ MÌNH LẠI THẤY SỬ DỤNG BẾP TỪ DỄ NHƯ VẬY VÀ BÍ QUYẾT CỦA MÌNH LÀ….”

05/05/2023 Đăng bởi: Truong Thi Thuy Thanh

Bếp từ là người bạn quen thuộc của mọi gia đình Việt Nam và bếp từ ra đời cũng đã giúp nhiều gia đình tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị bữa ăn hàng ngày. Hơn thế nữa, ngày nay bếp từ cũng được trang bị rất nhiều các tính năng để phục vụ cho nhu cầu sáng tạo đa dạng các món ăn. Tuy nhiên, với sự ra đời của nhiều bếp từ như hiện nay, bạn đã biết cách sử dụng bếp từ an toàn hay chưa? Hãy cùng Kalpen tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Lưu ý vị trí sử dụng bếp từ

- Bếp từ phụ cần nguồn điện để hoạt động. Vì thế, tại vị trí đặt bếp từ, nên chuẩn bị sẵn một ổ cắm thuận tiện, tốt nhất nên sử dụng một ổ cắm riêng cho thiết bị công suất cao như bếp từ.

- Vị trí đặt bếp từ: 

Bằng phẳng, chắc chắn và thông thoáng

Đặt cách tường tối thiểu 15cm, xa các vật khác 5cm (nhất là các vật dễ bắt nhiệt, bắt từ). Tránh đặt bếp trên bề mặt có trải thảm hoặc tấm kim loại vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của bếp.

bep-tu-Kalpen-san-pham-phu-hop-cho-moi-gia-dinh-Viet

Nên đặt bếp từ ở vị trí phù hợp và thuận tiện nhất

Lưu ý:

- Tránh đặt bếp ở nơi ẩm ướt, có hơi nước hoặc gần nguồn lửa sẽ dễ gây hại các linh kiện bếp. 

- Không dùng bếp ở nơi quá nóng, nhiệt độ lý tưởng cho không gian dùng bếp từ là 20 - 40 độ C.

- Cũng cần lưu ý đặt bếp từ ngoài tầm với của trẻ nhỏ để phòng tránh những nguy hại do sự vô ý của trẻ.

2. Sử dụng nguồn điện thích hợp, ổn định và an toàn cho bếp từ

- Việt Nam sử dụng mức điện áp 220V, trong khi một số dòng bếp từ nhập khẩu hay hàng xách tay có sử dụng mức điện áp 100V - 200V như các bếp từ Nhật.

Vì vậy, khi trang bị bếp từ cho gia đình, bạn cần kiểm tra điện áp định mức của bếp để có hướng sử dụng thích hợp, tránh nguồn điện không tương thích sẽ dễ gây cháy hoặc hỏng thiết bị rất nguy hiểm.

- Với công suất lớn 1800W - 2200W, bếp từ cần phích cắm riêng có dung lượng trên 15A, dây dẫn có tiết diện trên 2.5mm vuông để sử dụng an toàn.

- Cần kiểm tra kỹ hệ thống điện trong nhà bạn để đảm bảo công tơ điện vẫn chịu được tổng công suất điện tiêu thụ (kể cả bếp từ) nhằm đảm bảo an toàn về điện khi sử dụng. Nếu được nên trang bị ổn áp cho hệ thống điện gia đình.

bep-tu-Kalpen-san-pham-phu-hop-cho-moi-gia-dinh-Viet

Sử dụng nguồn điện hợp lý nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình nấu

3. Lắp đặt an toàn

Bếp từ là thiết bị điện có công suất cao. Theo thông số kỹ thuật của mỗi chiếc bếp điện thường từ >=4000W. Vì vậy để đảm bảo bếp điện có độ an toàn cao hơn, người dùng lưu ý khi lắp đặt nên sử dụng thêm cầu dao, dây điện 3mm và dây tiếp đất để đảm bảo an toàn. Vì:

  • DC 30A: Là loại cầu dao tự động ngắt khi có sự cố trong đường điện nằm trong hệ thống mà aptomat điều khiển như: tự động ngắt khi có sự cố rò rỉ điện, tự động ngắt khi có người lỡ tay chạm vào dòng điện và tự động ngắt khi dòng điện quá tải.
  • Dây điện Φ 3m: Đây là loại dây điện có công suất chịu tải phù hợp với các thiết bị điện gia dụng, đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở, mang hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng.
  • Dây tiếp đất: Nối đất hay còn gọi là tiếp địa, hoặc dây tiếp đất là một trong những phương pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử.

4. Không nên để bếp từ hoạt động ở công suất tối đa, trong thời gian dài

- Bếp từ có thể sinh nhiệt lượng lớn và nhanh trên nồi chảo nên dễ gây cháy thức ăn hoặc gây trào, do vậy nên chú ý khi nấu ăn với bếp từ, nên sử dụng mức nhiệt nhỏ trước rồi mới tăng dần lên.

- Để bếp nấu ở mức công suất cao quá lâu cũng dễ khiến bếp bị quá tải, sẽ nguy hại cho bếp và gây nguy hiểm với người dùng trường hợp bếp từ không có chế độ tự ngắt khi quá nhiệt.

bep-tu-Kalpen-san-pham-phu-hop-cho-moi-gia-dinh-Viet

Chú ý điều chỉnh công suất bếp từ hợp lý trong quá trình chế biến món ăn

- Khi nấu ăn chúng ta không nên tăng nhiệt ngay cho bếp từ mà cần dùng ở mức nhiệt nhỏ và điều chỉnh dần dần tùy vào mức độ chín của món ăn. Trong trường hợp bếp từ không có chế độ ngắt khi nhiệt sử dụng quá cao thì cũng cần người nấu phải điều chỉnh để đảm bảo an toàn trong quá trình nấu.

5. Túc trực gần bếp suốt quá trình đun nấu

Bếp từ làm nóng nhanh nên có thể khiến thức ăn bị cháy khét hay sôi trào ra ngoài trong quá trình nấu khiến bếp bị hư hại. 

An toàn nhất, người dùng nên túc trực gần bếp suốt quá trình đun nấu vì dù có cẩn trọng tới đâu chúng ta cũng không chắc lường trước được hết rủi ro có thể xảy ra.

Do đó, để đảm bảo an toàn, mỗi người khi nấu ăn bằng bếp từ hay bất cứ loại bếp nào cũng cần phải túc trực gần bếp phòng trường hợp xấu xảy ra. 

6. Không rút dây điện nguồn ngay khi vừa nấu xong

Nhiều người có thói quen khi nấu ăn xong sẽ rút ngay dây nguồn khi chưa điều chỉnh công suất về mức thấp nhất hoặc chưa nhất nút OFF, tuy nhiên thói quen này cần được loại bỏ nếu không muốn bếp từ của bạn sẽ bị hư trong thời gian sử dụng ngắn. 

Sau khi nấu ăn xong, người dùng nên chỉnh công suất bếp từ dần tới mức thấp nhất sau đó mới nhấn nút OFF. Không rút dây nguồn ngay mà nên đợi khoảng 15 phút để quạt tản nhiệt hoạt động làm nguội bếp sẽ bảo vệ tốt các linh kiện bên trong bếp. Đây cũng là một điểm lưu ý giúp bảo quản bếp từ được lâu hơn. 

Lưu ý khi sử dụng bếp cũng không nên tăng nhiệt độ khi nồi không có thức ăn dễ khiến nồi bị biến dạng hoặc hư hại bếp từ

bep-tu-Kalpen-san-pham-phu-hop-cho-moi-gia-dinh-Viet

Nên điều chỉnh về mức nhỏ nhất sau đó nhất OFF trước khi rút nguồn điện

7. Vệ sinh bếp từ sau mỗi lần dùng

Vệ sinh không chỉ giúp bếp từ sạch, mới lâu mà còn đảm bảo độ bền và tính an toàn khi hoạt động. Khi vệ sinh người dùng cũng sẽ dễ phát hiện các hư hại bên ngoài bếp để có hướng kiểm tra, xử lý an toàn nếu cần.

Xem thêm: Vệ sinh bếp từ sao cho đúng cách?

bep-tu-Kalpen-san-pham-phu-hop-cho-moi-gia-dinh-Viet

Vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn mềm sau khi sử dụng để không làm xước mặt kính

8. Cẩn thận với các dấu hiệu bất thường của bếp từ

Bếp từ được xác nhận là có độ bền khá cao, ít hỏng hóc. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ thiết bị điện nào khác, bếp từ cũng không tránh khỏi những hư hỏng bất ngờ trong quá trình sử dụng như:

  • Bếp từ tự động tắt.
  • Bếp có xu hướng bật - tắt thất thường 
  • Bếp không làm nóng nồi nấu.
  • Mặt bếp sinh nhiệt cao trong quá trình đun nấu.
  • Báo lỗi không chính xác với tần suất lặp lại.
  • Có tiếng kêu bất thường khi hoạt động
  • Bếp kêu to khi sử dụng…..

Trên đây là một số những kinh nghiệm sử dụng bếp từ và bạn chỉ cần áp dụng theo những “công thức” này để không những đảm bảo an toàn trong quá trình nấu ăn mà còn duy trì được về độ bền của bếp từ. Những lỗi xảy ra liên quan đến bếp từ bạn nên mang bếp từ đến đại lý, cửa hàng gần nhất để được bảo hành và sửa chữa. 

Kalpen Việt Nam cam kết chế độ bảo hành tốt nhất về toàn bộ các mặt hàng, hãy đến và trải nghiệm các sản phẩm của chúng tôi!

Viết bình luận của bạn:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo