Sai Lầm Cần Tránh Khi Sử Dụng Thớt Gỗ Để Bảo Vệ Sức Khỏe

27/10/2024 Đăng bởi: Phương Hằng Hằng

Thớt gỗ là vật dụng nhà bếp quen thuộc và được sử dụng thường xuyên hàng ngày. Và đây cũng chính là một trong những vật dụng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào thực phẩm, thức ăn gây nguy hại đối với sức khỏe.

Dưới đây là những sai lầm hay mắc phải khi sử dụng thớt, chị em nội trợ lưu ý để tránh nhé!

1. Dùng chung thớt chế biến đồ ăn sống và đồ ăn chín

Trên thực phẩm tươi sống như cá, thịt… đều có rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, vi sinh vật… qua quá trình chế biến trên thớt sẽ bám vào các sớ gỗ trên thớt nhất là những chiếc thớt có nhiều vết băm, chặt, vết lõm…mà quá trình làm sạch, vệ sinh thớt không thể loại bỏ chúng toàn toàn được. Vì thế, nếu sử dụng thớt này để thái đồ ăn chín những vi khuẩn này sẽ bám vào thức ăn chín có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm…

Để tránh việc lây chéo mầm bệnh từ thực phẩm sống sang đồ ăn chín trong quá trình chế biến qua thớt mỗi gia đình nên có tối thiểu 2 chiếc thớt. 1 chiếc dùng cho thực phẩm tươi sống và 1 chiếc dùng cho đồ ăn chín.

2. Sử dụng cả 2 mặt của thớt gỗ

Khi sử dụng thớt mặt còn lại của thớt tiếp xúc trực tiếp với nền nhà, kệ bếp…sẽ bị vi khuẩn, vi trùng bám vào. Vì thế khi sử dụng thớt chỉ nên sử dụng 1 mặt nhất định của thớt để đảm bảo vệ sinh an toàn.

3. Sử dụng thớt gỗ nứt nẻ, ẩm mốc

Vấn đề này thường gặp ở thớt gỗ. Sau một thời gian sử dụng nhất là ở những chiếc thớt được làm từ các loại gỗ non, không tốt sẽ dễ bị ngấm nước, bị mùn, sứt mẻ, ẩm mốc… là nơi trú ngụ và sinh sôi lý tưởng của các loại ký sinh trùng gây bệnh phát triển.

Vì thế khi thấy thớt gặp phải các vấn đề trên nên thay thế thớt mới. Hoặc định kỳ 6 tháng thay thớt gỗ 1 lần.

4. Dùng thớt có màu sắc lòe loẹt

Các loại thớt có màu sắc lòe loẹt không tự nhiên là những loại thớt đã được sơn bằng chất tạo màu có thể gây nguy hại có sức khỏe nhất là khi sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài.

Vì thế khi sử dụng thớt bạn nên lựa chọn những loại thớt có màu sắc tự nhiên để đảm bảo an toàn.

5. Vệ sinh thớt gỗ bằng máy rửa bát

Thớt gỗ hoặc thớt nhựa nếu vệ sinh trong máy rửa bát tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao và nước sẽ dẫn đến dễ nứt gãy, cong vênh.

6. Để thớt gỗ trong tình trạng luôn bị ẩm ướt

Thớt gỗ ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi nảy nở vì thế sau khi sử dụng xong thớt gỗ nên được vệ sinh sạch sẽ rồi treo ở nơi khô ráo, thoáng mát.

7. Sử dụng thớt gỗ kém chất lượng

Với nhiều ưu điểm như trọng lượng nặng, đa năng sử dụng để băm, chặt, thái… thì thớt gỗ là sự lựa chọn được nhiều gia đình ưa chuộng chọn lựa. Tuy nhiên, thớt gỗ lại dễ thấm hút nước và mùi nên dễ mùn, mục, nứt, lõm và cong vênh. Vì thế khi mua thớt gỗ không nên mua các loại thớt gỗ giá rẻ hoặc bề mặt có phủ sơn màu hoặc thớt không có xuất xứ rõ ràng. Ưu tiên sử dụng các loại thớt gỗ chắc và mịn như thớt gỗ me, gỗ sồi, gỗ cao su, gỗ nghiến… thớt của những thương hiệu có uy tín.

8. Tư vấn mua thớt gỗ kháng khuẩn cao cấp và an toàn cho sức khỏe

Để mua thớt gỗ chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bạn có thể tham khảo: Thớt tre kháng khuẩn cao cấp Kalpen.

Được làm từ nguyên liệu tre luồng già có tuổi thọ từ 3-5 năm được trồng tại Hòa Bình và Thanh Hóa, thớt tre kháng khuẩn Kalpen có đặc tính không xốp, ít hút nước nên có độ rắn chắc, ít ẩm mốc, bề mặt láng mịn, không tạo ra mùn gỗ khi sử dụng nên rất an toàn và vệ sinh.

Sản phẩm có khả năng kháng khuẩn, chống ẩm, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất từ LFGB (châu Âu) và FDA (Mỹ), được xuất khẩu đi nhiều nước châu Âu thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Kalpen Đức.

Chi tiết xem tại:

Thớt Tre Kháng Khuẩn Cao Cấp Kalpen T1

Thớt Tre Kháng Khuẩn Cao Cấp Kalpen T2

Viết bình luận của bạn:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo